Home Kinh Nghiệm Kinh nghiệm học tiếng Anh nhanh tiếp thu nhất mà bạn nên...

Kinh nghiệm học tiếng Anh nhanh tiếp thu nhất mà bạn nên biết

165
0
kinh-nghiem-hoc-tieng-Anh-cho-nguoi-moi-bat-dau-1

Bạn học tiếng anh nhằm mục đích gì? hóc tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh để làm việc…

Nay Daotaovatuyensinh.com tổng hợp lại giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về việc làm sao để  giỏi tiếng Anh. Bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng hay trong bài viết để cải thiện cho riêng mình bạn. Người khác làm được, bạn cũng làm được.

1. Bạn mất bao nhiêu giờ để rèn luyện mỗi kỹ năng đạt tới trình độ đủ dùng?

Nội Dung

language-skills-comp
Kinh nghiệm học tiếng anh

Kỹ năng nghe

  • Tổng thời gian nghe: 150 giờ, 265 giờ, 400 giờ
  • Nghe 2-3 giờ/ ngày. Chủ yếu là tự nghe qua nhạc, phim, ảnh, audio books, youtube, chương trình TV,…
  • Nghe ít nhất 5 giờ mỗi ngày.
  • Nghe 9 giờ/ngày. Kèm nghe cả chủ động ngồi vào bàn học để khoanh và điền từ và nghe thụ động lúc rảnh rỗi. Phần lớn là nghe thụ động: Trên đường đi học, giải trí ở nhà, vệ sinh cá nhân,…
  • Nghe ngày nào cũng ít nhất 1 giờ
  • Nghe chậm-dễ: Nghe VOA Special English, BBC 6 minute English. 1 tuần 3 số VOA, 2 số BBC, liên tục trong khoảng 1 năm.
  • Nghe nâng cao: TV series và Newsline của các kênh BBC, CNN, Australia Network (vì nghe lẫn lộn 3 accent nên hiện nay nghe là kỹ năng tốt nhất của mình, có thể hiểu đúng tối thiểu 90% các bản tin thời sự chung và 100% các bản tin giải trí hoặc kinh tế)

Kỹ năng đọc:

  • Mỗi ngày 30 trang A4
  • Đọc 1000 trang A4
  • Đọc khoảng 400 trang
  • Đọc 5 cuốn sách khoảng 800 trang
  • Đọc khoảng 1 giờ/ngày
  • Đọc 400 giờ. Chủ yếu là sách và báo mạng: CNN, Guardian,…
  • Vì chương trình học tiếng Anh cho người mất gốc nên thời gian học/đọc không giới hạn. Ngoài giờ học trung bình đọc sách lúc rảnh rỗi ít nhất khoảng 300-500 trang mỗi ngày.
  • Đọc sách Chuyên ngành – Giáo trình tiếng Anh: Mỗi quyển tối thiểu 600 trang A4 (khoảng 400 chữ/mặt). 10 quyển/năm x 3 năm = 30 quyển. Ngoài ra, mình có ôn IELTS trong vòng 7 tháng từ 8/2012 đến 3/2013, làm đủ 8 quyển Cambridge, mỗi quyển 4 Test Reading (Full)

Kỹ năng nói:

  • 150 giờ
  • 300 giờ, trong có có khoảng 30 giờ để luyện phát âm và thư giãn nói chuyện với người nước ngoài
  • Cố gắng nói bằng tiếng Anh lúc nào có thể. Không có tây để nói chuyện thì có thể tìm ông nào cùng sở thích học tiếng Anh luyện hàng ngày
  • Nghe và nói song hành cùng nhau. Ban đầu học tiếng Anh thì ít nhất trung bình khoảng 4 giờ.
  • Trong lớp thì 100% tiếng Anh nên cơ hội trao đổi nhiều, nhưng ngoài giờ học thì chủ yếu tự luyện bằng cách nhại lại TV series để tập nói English.

Kỹ năng viết:

  • 700 trang A5
  • Viết luận hoặc chữa bài luận, viết các đoạn văn ngắn “short post”
  • 250 giờ (trong đó khoảng 50 bài tiểu luận, 100 email công việc.
  • Cố gắng viết mọi thứ bằng tiếng Anh
  • Thông qua các bài Assignment môn học trên lớp. Trung bình 1 năm có 8 assignment x 10,000 words/assignment x 3 năm
  • Viết: 50000 từ (Đại học: Tiểu luận, luận văn; Đi làm: emails, các cuộc họp, thông báo,…)

Ý kiến khác:

  • Mình không đếm số giờ học vì mình không chỉ học sau cái bàn, cũng không học theo kiểu ôm một đống sách về nghiên cứu. Kinh nghiệm học tiếng Anh của mình thấy học ngoại ngữ với mục tiêu để nắm vững được nó chứ không phải chỉ để đi thi thì nên học theo kiểu mưa dầm thấm lâu, mỗi lúc lại lấy ở chỗ này chỗ kia một chút.
  • Mình không quy định học bao nhiêu giờ 1 ngày mà tùy cơ ứng biến (Tất nhiên là trước đó phải có vốn từ trong 3000 từ thông dụng và 10 group) Mình gặp tiếng Anh trong mọi tình huống đời thường : lúc đi học, mọi bài vở, tài liệu điều bằng tiếng Anh. Lúc mở tivi lên, toàn thấy tiếng Anh (cố gắng bớt đọc phụ đề) gặp bất cứ điều gì tò mò, thậm chí là vớ vẩn nhất đều có thể lên mạng search tiếng Anh. Cách này giúp mình cọ sát với tiếng Anh nhiều nhất, dần dần,tiếng anh trở thành 1 bản năng, 1 thứ gì đó gắn liền với cuộc sống của mình.
kỹ-năng-nghe-nói-đọc-viết-trong-tiếng-anh
Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

2. Học từ mới/ngữ pháp như nào cho hiệu quả?

✅ Học từ mới nên đặt vào ngữ cảnh để hiểu nghĩa. Tự đặt câu và ngày nào cũng làm tương tự. Không cần nhồi nhét, để từ vào trí nhớ một cách tự nhiên, gặp nhiều lần ắt sẽ nhớ. Hay cũng có thể học theo phương pháp âm thanh tương tự và truyện chêm, từ đó ứng dụng vào thực hành luôn sẽ giúp bạn học từ vựng một cách hiệu quả là ghi nhớ được lâu.  Ngữ pháp thì làm bài tập, phân tích các bài đọc, cấu trúc câu trong bài đọc. Kinh nghiệm học tiếng Anh tốt nhất là sắm cho mình 1 quyển sách nhỏ tổng hợp tất cả ngữ pháp.

✅ Lúc mới  học cấp 1 thì nghĩ đơn giản là học 5 ngày 1 từ rồi tích lũy dần dần. Sau này cần thêm từ vựng thì em học theo nhu cầu, tức là học theo chủ đề:

  • Thu thập 1 lượng tài liệu theo 1 chủ đề nhất định
  • Tìm các từ vựng mình chưa biết/chưa nắm vững, ghi lại và học luôn họ từ, từ trái nghĩa, đồng nghĩa,v.v…
  • Cố gắng sử dụng theo hoàn cảnh cụ thể để biến từ thành của mình (đặt câu, liên tưởng,…)

✅ Ngữ pháp: Ngữ pháp tiếng Anh chả có gì khó =))). Chăm là được. Dùng quyển Oxford Grammar in Use chẳng hạn, mỗi chủ điểm ngữ pháp thì em cố gắng nắm được nguyên tắc hay công thức của nó rồi bắt tay vào làm bài tập cho nhớ. Em tự nhận thấy sau những kinh nghiệm học tiếng Anh của mình là làm đến khi nào chả cần phải lẩm nhẩm công thức trước khi làm là được. Em đi dạy nhiều, thấy chủ yếu các em học sinh hay bị rối với mớ công thức dài loằng ngoằng nên cho cảm giác khó nhớ. Vậy mình cố gắng đưa về công thức thật ngắn gọn hoặc theo mẹo dễ nhớ (tự nghĩ ra hoặc search trên mạng cũng có một số). Nói chung chịu khó tư duy để bản thân nắm bắt được kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề thì bước tiếp theo chỉ là bài tập để rèn thành phản xạ thôi.

✅ Từ mới nên học theo chủ đề, bắt đầu bằng chủ đề mình quan tâm đầu tiên. Mình thường học 30-50 từ/chủ đề và chỉ cần mỗi tuần 1 chủ đề là 1 tháng có khoảng 150-200 từ mới. Nghe có vẻ ít nhưng sau 1 năm con số đó là gần 3.000. Con số này sẽ gấp 3-5 lần khi mỗi từ lại đi kèm các loại khác nhau của từ (anh từ, tính từ, động từ, trạng từ,..), các biến thể (tiền tố, hậu tố, thời của từ). Hơn nữa, việc học theo chủ đề sẽ giúp tăng vốn từ chuyên sâu nhanh hơn việc học tràn lan. Ngữ pháp thì mình bỏ ra 1 tuần để học hết 12 thì của tiếng Anh, vì nó rất dễ nhớ và chỉ cần học thuộc được. Cái khó nhất không phải ngữ pháp mà là cách diễn đạt, sắp xếp cấu trúc câu, idioms vì nó thường không giống ngữ pháp căn bản được học trong cách thì việc nói hay sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng linh hoạt từ mới, ngữ pháp.

✅ Học qua xem phim, gặp từ thì chép lại luôn. Sau đó tự đặt ví dụ, nhớ ngữ cảnh nhớ nghĩa. Từ nào khó qua thì lên google hình ảnh tra và tự vẽ lại.

✅ Đầu tiên mình xây dựng vốn từ cơ bản khoảng 1500-3000 từ, đây là mấu chốt để sử dụng tiếng Anh. Nói về kinh nghiệm học tiếng anh của riêng mình thì đó là học thuộc mặt chữ đầu tiên. Sau đó ôn tập lại cách: ngày 1, ngày 3, ngày 7, ngày 30. Ôn tập dần hôm nào quên từ thì mang từ đó về ngày 1 để ôn lại. Vì đây là các từ cơ bản nên cọ xát hằng ngày là nhớ được. Ngữ pháp thì làm nhiều bài tập là nhớ được.

✅ Từ mới mình học bằng cách cày phim. Phim về đời sống để có vốn từ thông dụng, phim tài liệu để học từ học thuật. Học cách này mình luyện được nghe luôn. Phim đời sống mình giới thiệu 3 phim các bạn nên xem: How I Met Your Mother, Friends, Charmed. Các từ vựng học thuật có thể xem các kênh khoa học như National Geographic, Discovery…Series về khoa học rất hay Myth Busted, Series thiên văn học nổi tiếng Odyssey,…Ngoài ra mình còn đọc báo. Ngữ pháp thì mình dùng cuốn Global của MAC Milan. Nói chung về ngữ pháp nên học theo cụm từ đi chung với nhau để nói được lưu loát, áp dụng vào ngữ cảnh writing viết phù hợp.

✅ Mình học theo nguyên lý 80/20. Học 20% những từ cơ bản được sử dụng trong 80% các cuộc hội thoại, đàm thoại, email, sách báo,…Làm chủ được nhóm này thì không lo trong các tình huống hằng ngày. Còn tùy theo mục tiêu và yêu cầu thực tế của mỗi người thì nên tìm tòi, học hỏi để hoàn thiện. Tức là ngoài học từ lẻ cần biết nó được sử dụng như thế nào trong câu cụ thể, trong các hoàn cảnh khác nhau. Khi từ vựng khá chắc rồi mình mới tìm nhiều tài liệu khác để học ngữ pháp…

cách-học-tiếng-anh-hiệu-quả
cách học tiếng anh hiệu quả

3. Học nghe như nào cho hiệu quả?

✅ Nghe qua các chương trình/ video yêu thích: VOA, BBC, Documentary, Hoạt hình anime, CNN,… kinh nghiệm học tiếng anh là nghe những gì mình thích và thấy hứng thú. Khi nghe gắn liền với luyện phát âm và nhại lại từ mẫu. Từ nào không nghe ra thì đọc subtitles, scripts ngay từ đấy để biết đã được đọc như thế nào.

✅ Nghe càng nhiều càng tốt, không hiểu gì cũng nghe. Nghe để tai làm quen dần với âm thanh và tạo thành phản xạ tự nhiên. Với mình, khi bắt đầu học nghe tối thiểu 3 lần:

  • Lần 1: Nghe không làm gì cả
  • Lần 2: Nghe và viết ra giấy những gì bạn nghe được
  • Lần 3: Nghe và nói lại những gì đã nghe được.
  •  

✅ Học nghe thì mình chỉ có cày phim, chủ yếu là phim Anh và Mỹ. Mình cũng may mắn được học ở Hội Đồng Anh, nói chuyện với thầy Tây nhiều thành quen, nghe nhiều hiểu được họ nói gì. Mình cũng hay nghe mục Words In The News của BBC Learning English. Tuyệt hay luôn, lại còn cập nhật những tin tức mới mẻ trên thế giới. Ở mức cao hơn, các từ học thuật thì mình nghe tin tức. Mình cài sẵn app Postcard của British Council  trên điện thoại để nghe hàng ngày nữa.

✅ Kinh nghiệm học tiếng Anh để có thể nghe hiểu được toàn bộ từ vựng, cấu trúc bạn nên nghe liên tục kiểu tắm ngôn ngữ. Nghe mọi lúc mọi nơi, nghe từ đơn giản đến nâng cao. Chọn những website có giọng chuẩn, và thời lượng phù hợp. Không nên nghe bài quá dài ngay từ đầu. Mình bắt đầu bằng các bài có độ dài tầm 5-10 phút, nghe chậm, sau đó tăng dần lên. Ghi lại các từ bạn nghe được bằng cách note vào sổ là phương pháp rất tốt để tăng khả năng nghe.

✅ Nghe qua nhạc, qua phim, các chương trình thực tế. Tập trung nghe 30 phút mỗi lần kết hợp ghi chép chính tả. Mình thích nhất là các chương trình thực tế: The Ellen Show, Jimmy Fallon, James Corden, Little Big Shots, Conan O’brien,…Lên Youtube là có nguồn khổng lồ rồi.

3. Học viết như nào cho hiệu quả?

✅ Có vốn từ vựng ổn thì thật ra viết thế nào cũng dễ. Ngữ pháp trong văn viết bình thường cũng chẳng quá cao siêu gì, quan trọng là nhiều từ thì văn phong sẽ thu hút hơn

✅ Mình tự tin về phần viết nhất và thường viết những gì mình thích. Mình đã viết nhật kí bằng tiếng Anh từ năm tôi lớp 9. Đến nay, tôi thấy khả năng viết của mình tốt hơn nhiều. Đọc lại 3 cuốn nhật kí nhận ra nhiều lỗi ngô nghê của một học sinh lớp 9 lúc bấy giờ. sau này, khi nhật kí không còn là nguồn cảm hứng cho học tiếng Anh thì mình “dốc bầu tâm sự” về những tâm tư tình cảm. Thỉnh thoảng lại chuyển sang cách chủ để mình thích. Mỗi ngày viết 1 bài khoảng 2 trang A4 và trau dồi dần từ cách sử dụng từ đến ngữ pháp.

✅ Tham khảo cách viết của các nhà văn nước ngoài về cách viết, cách sử dụng các từ thông thường hoặc học thuật. Họ thường post những bài viết ngắn 1 vài trang, các chapter,…trên trang cá nhân ở facebook, blog, twitter,…lấy ý kiến độc giả. Mình cũng hay tham khảo các bài báo, bản tin tiếng Anh,…để học cách viết. Học từ những thứ đơn giản đến phức tạp: Viết câu, đoạn văn ngắn, bài văn.

Mình gợi ý cuốn hỗ trợ viết Writing: from start to finish

✅ Viết là bắt buộc phải chuẩn. Nên kinh nghiệm tự học học tiếng Anh là đọc sách nhiều để biết cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp, lối hành văn theo quy chuẩn để áp dụng chính xác và hiệu quả.

✅ Muốn viết thì phải chắc ngữ pháp và có 1 lượng từ vựng nhất định để diễn đạt.

  • Trước khi viết cần đọc thật nhiều. Muốn viết báo thì đọc báo. Viết văn đọc văn. Viết luận thì đọc luận. Trong lúc đọc sẽ tự thấy được cách hành văn của người bản xứ và cố gắng làm theo.
  • Có thể bắt đầu bằng viết tự do, viết nhật ký, viết ghi chú,…cố gắng viết trong mọi trường hợp có thể. Quen với việc viết đơn giản rồi thì lên bậc cao hơn là viết theo kiểu hàn lâm. Học các quy tắc, cách tư duy, sắp xếp ý,… của người bản xứ rồi bắt chước.
  • Luyện tập đều. Nếu là viết luận thì nên có người góp ý, sửa chữa cho mình là tốt nhất.

Học đọc hiểu như nào cho hiệu quả?

how-to-improve-english-reading-skills
đọc hiểu tiếng anh

✅ Đọc 1 đoạn xong phải nêu được ý chính của nó là gì, cái ý phụ là gì. Sau giai đoạn tổng hợp ý đó thì nêu ra đánh giá của cá nhân xem quan điểm có tác giả là đúng hay sai, có gì hay dở, bạn đồng ý hay không, có thể học hỏi được gì từ tác giả. Chú ý xem tác giả đã viết theo dàn ý như thế nào, logic của tác giả ra sao. Nhìn chung cần có tư duy phản biện “critical thinking”

✅ Đọc nhiều sách từ cơ bản để nâng cao. Có thể chọn những sách báo, truyện liên quan để chủ đề mình yêu thích có cảm hứng đọc và tránh bị nhàm chán. Truyện đọc nên có nội dung cốt truyện sẽ dễ hình dung hơn trong việc đoán nghĩa của từ. Hạn chế tra từ điển trong lúc đọc sẽ bị ngắt quãng sự hình dung về nội dung câu chuyện, chỉ nên tra nghĩa của từ được xuất hiện nhiều lần mà vẫn chưa đoán được nghĩa.

✅ Rèn luyện đọc, hiểu theo phương pháp đọc nhanh. Rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày, dần dần sẽ thấy bình thường như đọc Tiếng Việt thôi. Vì chỉ có khoảng 20% số từ tiếng Anh là những từ chuyên môn, chuyên ngành còn 80% từ vựng là những từ thường dùng hàng ngày, nên rất dễ nhớ dễ hiểu nên bạn có thể master những từ đó.

✅ Muốn đọc thì cũng phải tương đối chắc ngữ pháp và có 1 lượng từ vựng nhất định. (tùy vào nội dung/mức độ cần đọc hiểu)

✅ Đọc thật nhiều và đọc liên tục là kinh nghiệm học tiếng Anh được đúc kết từ rất nhiều người học tiếng Anh . Bắt đầu từ trình độ của bản thân rồi tăng cấp dần (mẩu truyện ngắn, đoạn văn mẫu trong SGK, đoạn văn dài hơn, bài luận, bài báo, sách chuyên ngành, sách văn học, v.v…)

✅ Các kĩ năng đọc có thể luyện tập: đọc lướt nắm ý, đọc quét để tìm thông tin chi tiết (ai luyện thi IELTS thì biết quá rõ rồi). Quan trọng là nhìn đoạn văn dài cũng không sợ, gặp từ mới phải cười hề hề bỏ qua. Cố gắng nắm được ý chính rồi tra từ sau cũng được. Lâu dần theo cách này bạn sẽ tự đúc kết ra kinh nghiệm học tiếng Anh dành riêng cho bản thân và áp dụng lâu dài

4. Học nói như nào cho hiệu quả? Môi trường luyện nói như nào?

✅ Đầu tiên kinh nghiệm học tiếng Anh bạn cần phải chú trọng vào phần phát âm. Thực hành nói càng nhiều càng tốt. Không cần nghĩ hết một loạt câu cú hoàn chỉnh mới nói, khi nào được hỏi thì cứ cố bật ra thôi. Càng nói nhiều càng tốt, không sợ sai, nếu có sai thì sửa, chửa thì đẻ =))

✅ Tập luyện nói trước gương. Tự tạo môi trường bằng cách nghĩ ra topic trong đầu, giả lập các văn cảnh và liên tục nói một mình để trò chuyện, tranh luận tự bản thân. Sau đó thực hành bằng cách trò chuyện với người khác: Có thể tìm người Việt Nam nói tốt, phát âm chuẩn. Nếu tìm được người nước ngoài nói thì càng tốt. Không gặp được ở Việt Nam thì lên mạng tìm. Địa chỉ mình hay tìm là App Cambly để tìm các thầy cô họ có thể trò chuyện và sửa lỗi trực tiếp cho mình.

✅ Lúc nghe nhạc, xem phim, xem các chương trình TV, video luyện tiếng Anh thì tập nói theo luôn. Nghe được từ nói thì nhại lại theo từ đó. Nói nhiều thì mới hình thành thói quen sử dụng thường xuyên được. Ngày trước mới tập nói mình hay ghi âm lại, giờ nghe mới thấy lúc đầu mình tập nói kiểu ngây ngô, nói sai nhiều, cấu trúc câu loạn xạ. Nhưng mà tập nhiều thì giờ mình cũng nói trôi chảy rồi đấy.

✅ Kinh nghiệm học tiếng Anh nhanh và hiệu quả là tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh hằng ngày. Mình lựa chọn các câu lạc bộ mà có người nước ngoài là chính, nếu tiện thì bạn cũng có thể đến ăn ở cùng họ luôn. Câu lạc bộ mình gợi ý là Etrip, trở thành hướng dẫn viên cho người nước ngoài đi thăm quan các địa danh tại Việt Nam. Vào CLB bắt buộc là bạn phải nói tiếng Anh mỗi ngày.

✅ Luyện nói với ai cũng được, miễn là tự tin khi nói. Nếu quên từ thì dùng body language để diễn tả. Mọi người không cười vào mặt bạn vì những lỗi sai ban đầu của bạn đâu =) Nhưng sau khi phạm lỗi, bạn sửa sai thì lần sau tốt hơn và không gặp lại lỗi nữa.

✅Học trả phí qua skype 1:1 với giáo viên nước ngoài.

5. Động lực học tiếng Anh của bạn là gì? Điều gì làm bạn đi đến cùng?

CO-GANG-KHONG-NGUNG

✅ Động lực ban đầu là công việc (mình là sinh viên năm cuối) Nhưng sau khi học tiếng Anh 1 thời gian, tiếp xúc với con người và văn hoá nước Anh, mình thực sự mê ngôn ngữ này. Nó giúp mình có 1 tương lai tốt hơn trong điều kiện hội nhập, giúp mở mang đầu óc (đọc tài liệu nước ngoài là đã có kiến thức hơn bạn bè vài phần rồi vì “Tây” đi trước ta rất nhiều ^^)

✅ Vì mình thích học tiếng Anh thôi ^^. Mình cũng muốn đi du học nên chắc chắn phải học.

✅ Mình tự ti với các bạn trong lớp vì đầu năm nhất mình thấp điểm TOEIC nhất trong lớp (700, trong khi trung bình lớp là 850). Ngoài ra mình không hiểu khi đọc giáo trình và nghe giáo viên nước ngoài giảng bài nên học tiếng Anh để bắt kịp bạn bè. Sau đó, mình nhận thấy có tiếng Anh là một lợi thế so với những người không có, và mở ra các cơ hội khác cho bản thân, nhất là trong việc tiếp cận với tri thức nhân loại, cơ hội việc làm và phát triển bản thân. Tuy nhiên điều làm mình đi đến cùng lại là vì mình thích nghe nhạc nên muốn hiểu tất cả những thứ người ta hát mà không phải nhìn lyrics tiếng Việt.

✅ Lúc mới học động lực của mình hơi nhỏ: Muốn đến Scotland để gặp Nessie (Quái vật hồ Loch Ness). Sau này thì đơn giản là muốn đến học ở Oxford thôi. Hiện tại mình muốn học thật tốt, đồng thời chuẩn bị thật tốt để mở cửa hàng bán món ăn Việt Nam ở London.

✅ Động lực của mình đơn giản thôi. Cần đủ điểm IELTS để vào trường, đọc manga, xem anime không cần tiếng Việt và du lịch nước ngoài giao tiếp được với người bản xứ.

✅ Tôi muốn xem được phim tiếng Anh mà không cần dịch, tôi thích đi du lịch nữa. Đó là sở thích. Còn về phần cuộc sống, thì tôi nghĩ có Ngoại ngữ có nhiều cơ hội tốt để cuộc sống tốt hơn. Và tôi yêu tiếng Anh.

✅ Tìm được việc làm tốt, trong môi trường quốc tế và học hỏi được nhiều từ thế giới. Học tiếng Anh để trở thành một giáo viên hướng dẫn cho những học viên mất gốc.

✅ Có ngoại ngữ cảm giác như có vũ khí trong tay. Làm gì cũng dễ hơn, tiếp cận được bản chất thật sự của sự vật, sự việc mà không cần phải thông qua cái nhìn hay sự bóp méo của người khác.

✅Đơ n giản là mình thích và đặt mục tiêu ielts 7.5 để sau này đi làm ^^

✅ Đi nước ngoài. Là điều kiện cần để sống và đi du học.

✅ Tình yêu với tiếng Anh: một ngôn ngữ đẹp. Em rất thích phát âm tiếng Anh. Rõ ràng là có tiếng Anh thì tiếp cận được nhiều thứ hơn nên em nghĩ ai cũng nên học tiếng Anh cả.

✅ Vì tiếng Anh là chìa khóa cho sự phát triển của bản thân. Muốn đi kịp với thời đại. Mình đã sai lầm một lần không muốn lặp lại.

✅ Có tiếng Anh kiếm học bổng du học không khó, trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài phê lắm ^^

6. Bạn có lời khuyên gì cho những người mới học chưa biết gì không?

✅ Vứt hết sách vở, học Anh văn thực tế. Có chút tiền thì bay sang các nước nói tiếng Anh chuẩn: Anh, Mỹ, Newzeland,…vài tháng là tăng trình ngay.

✅ Cần học từ từ, chú ý chất lượng tiếng Anh chứ không phải số lượng bài học, dục tốc bất đạt.

✅ Có cho mình một mục đích rõ ràng và một mục tiêu cụ thể về việc học tiếng Anh. Xác định chiến lược học phù hợp nhất với bản thân và bám sát nó cho đến phút cuối cùng. Tìm được thầy/bạn học cùng cũng là một cách lấy động lực và thêm hứng thú cho quá trình học. Trước hết phải thích đã thì mới học tốt được.

✅ Cần tìm một người thầy có trình độ tiếng Anh tốt, có khả năng giảng dạy giỏi, như vậy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Bạn tự học cũng được thôi nhưng cần có tính tự giác cao và phải biết cách tự học. Nhìn chung công thức học tốt theo mình là = tự thân nỗ lực + người hướng dẫn đáng tin cậy.

✅ Hãy lựa chọn cho mình những mục tiêu lớn lao, để tạo một nguồn cảm hứng mạnh mẽ, và gắn việc học tiếng Anh với việc thực hiện những mục tiêu đó và làm nó trở thành điều bắt buộc. Trong quá trình học một ngôn ngữ mới, có nhiều lúc bạn sẽ thấy nản lòng vì thấy mình cứ ì ạch mãi một chỗ, bạn cảm thấy nó quá khó và nghĩ chắc mình sẽ không thể nào làm được, bạn nghĩ nên bỏ cuộc. Nhưng mà không phải như vậy đâu bạn à, Sự thay đổi tích cực lớn lao bắt buộc phải có những quyết tâm, nỗ lực và kiên trì tương xứng và bạn đã lựa chọn điều đó. Mình tin không riêng gì bạn, mà bất cứ ai đã từng học một ngôn ngữ mới cũng sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn như vậy, có thể bạn không cảm nhận được sự thay đổi, sự tiến bộ nhưng chỉ cần bạn không bỏ cuộc thì đến một lúc nào đó bạn sẽ phải cảm ơn chính bản thân mình vì đã lựa  chọn tiếp tục cố gắng. Mọi thứ đều có giá của nó, cái giá cho sự thay đổi lớn này là thời gian và sự kiên trì của bạn. Cứ đi rồi sẽ tới. Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện! Hy vọng các bạn sẽ có những câu chuyện đầy cảm hứng về quá trình học tiếng Anh của mình để chia sẻ cùng mọi người.

✅ Đi chậm mà chắc, từ từ từng bước một. Nuôi dưỡng đam mê, thích thú. Mỗi ngày học là một ngày vui thì sẽ nhớ rất lâu. Biến ngoại ngữ thành ngôn ngữ hằng ngày bằng cách “tự kỷ” :)) tự nói chuyện 1 mình bằng tiếng Anh, đọc tên đồ vật trong nhà bằng tiếng Anh… cố gắng sử dụng 24/24 ^^

✅ Phải có nền tảng từ vựng vững chắc thì mới nghe, nói, đọc, viết được. Chăm chỉ, không bỏ cuộc, kiên trì với mục tiêu thì chắc chắn bạn sẽ thành công

Trên là những kinh nghiệm học tiếng anh bổ ích từ các chuyên gia đã trãi qua. Bạn dừng lo ngại về trình độ tiếng anh của bạn hãy để chúng tôi giúp bạn.