Home Kỹ Năng Mềm Hướng dẫn 3 kỹ năng xây dựng mối quan hệ với đồng...

Hướng dẫn 3 kỹ năng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

167
0
than-thien-trong-giao-tiep

Xây dựng mối quan hệ rất quan trọng trong công việc là một trong những cách tốt nhất để có công việc như ý cũng như phát triển sự nghiệp. Nhưng nhiều người thừa nhận họ không có kỹ năng để phát triển hoặc duy trì một mạng lưới quan hệ bền vững. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ hiệu quả nơi công sở không khó như bạn nghĩ, dưới đây là cẩm nang vàng hướng dẫn xây dựng mối quan hệ cho những người mới đi làm.

1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

Nội Dung

Cách xử lý khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp

Một trong những vấn đề thường gặp nhất khi xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp thường là bất đồng quan điểm. Nguyên nhân chính là bởi mỗi người đều đề cao cái tôi cá nhân của mình, không chịu tôn trọng và lắng nghe tiếp thu ý kiến của đôi phương. Bên cạnh đó không biết cách kiềm chế cảm xúc khi giao tiếp với đồng nghiệp dẫn đến mâu thuẫn ngày càng tăng cao.

Khi gặp vấn đề này, nếu không biết cách giải quyết thì các mối quan hệ sẽ nhanh chóng đổ vỡ, mỗi ngày đi làm của bạn sẽ nặng nề hơn. Thay vào đó hãy tìm cách hòa hợp với đồng nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bằng cách tiết chế cái Tôi của mình. Khi nói chuyện và thảo luận với nhau, hãy học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp.

Mặc dù nhiều lúc có thể cảm thấy ý kiến của đồng nghiệp không đúng, bạn cũng đừng ngắt lời, mà hãy đợi họ nói xong rồi hãy trình bày quan điểm của mình bằng lời lẽ nhã nhặn, khiêm tốn. Hãy vận dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân để xử lý những bất đồng quan điểm một cách thuận lợi nhất.

Làm sao khi bị đồng nghiệp nói xấu, chê bai?

Chuyện bị đồng nghiệp nói xấu là vấn đề mà hầu hết người mới đi làm nào cũng gặp phải, đây cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn cho việc xây dựng mối quan hệ của bạn với mọi người trong công ty.

Nguyên nhân khiến bạn bị nói xấu có thể là do người khác ghen ăn tức ở, luôn muốn đẩy bạn xuống để họ trở nên nổi bật hơn. Do vậy họ sẽ nói xấu sau lưng bạn với những người khác, làm bạn bị hỏng việc hoặc bị sếp trách móc. Ngoài ra nhiều người còn cố tạo bè kéo cánh nhằm mục đích cô lập bạn.

Nhiều người khi gặp phải vấn đề này sẽ nổi điên lên và tìm người đã nói xấu mình để làm cho ra lẽ. Nhưng đó là cách giải quyết thiếu sự tỉnh táo của lí trí. Thay vào đó bạn hãy tìm một cách giải quyết khôn khéo hơn:

  • Khen ngợi họ để họ thay đổi cách nhìn về bạn, tạo một cái nhìn thiện cảm hơn.
  • Nếu vẫn không được thì bạn có thể thẳng thắn trao đổi khi bị nói xấu nhưng phải thật bình tĩnh, không để mối quan hệ trở nên xấu hơn.
  • Ngoài ra để chứng minh bản thân trong sạch, bạn nên lưu lại sự việc để làm minh chứng (đoạn chát, video, email), và tìm kiếm đồng minh thấu hiểu, thanh minh được cho bạn.

Một trong những cách phòng tránh mọi sự nói xấu đó là: hãy luôn tập trung làm tốt công việc của mình để người khác không có cớ để nói xấu bạn. Thêm bạn bớt thù là chiến lược khôn ngoan để bạn xây dựng được mối quan hệ thành công.

Đồng nghiệp tranh công, lợi dụng

Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn, rất thường xảy ra nếu như bạn quá hiền. Ở trong công ty luôn có những người muốn làm ít và được hưởng nhiều, nên họ sẽ tìm cách xây dựng mối quan hệ với bạn (đặc biệt khi bạn là nhân viên mới) để nhờ vả, tranh công, từ đó đánh bóng bản thân trước mặt sếp.

Khi bạn là nhân viên mới, bạn sẽ sợ mất lòng đồng nghiệp mà cho qua hoặc ngại lên tiếng. Như vậy sẽ chỉ khiến mọi việc tệ đi và chắc chắn điều đó sẽ lại tiếp diễn.

Để giải quyết mối quan hệ vụ lợi này,

  • Bạn cần chứng tỏ mình là người làm chủ trong công việc của mình. Và mặc dù giúp đỡ đồng nghiệp là việc nên làm để thêm gắn kết nhưng chỉ nên giúp những việc thấy phù hợp với thời gian, điều kiện, phạm vi nhiệm vụ của bản thân mình.
  • Nếu làm việc trong cùng một nhóm, cần minh bạch công việc, phân chia nhiệm vụ, phạm vi quyền lợi rõ ràng trước khi làm. Bên cạnh đó, bạn cần ghi chép công việc cụ thể và nói chuyện thẳng thắn khi thấy bất hợp lí. Có thể báo cáo cấp trên khi cảm thấy cần.

2. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với cấp trên

Sếp độc đoán, gia trưởng

Trong nhiều dạng cấp trên có thể nói sếp gia trưởng sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi nhất, và thường cảm thấy không biết phải làm thế nào để xây dựng được mối quan hệ tốt với sếp. Những người sếp độc đoán luôn đề cao cái Tôi, ý kiến cá nhân của họ mà không để ý đến ý kiến của nhân viên.

Khi bạn giải bày thường sếp sẽ không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn để lắng nghe. Đừng vội nghĩ đến chuyện nghỉ việc, hãy tìm cách để giải quyết làm mối quan hệ giữa bạn và sếp trở nên tốt đẹp hơn.

Với những sếp có tính cách như này, thời gian sẽ trở thành đồng minh của bạn. Bạn nên tìm tìm thời điểm thích hợp để trình bày ý kiến của mình, đó có thể là:

  • Khi bạn được sếp khen, hãy trình bày ý kiến/nguyện vọng của mình ngay.
  • Trong những lúc tâm trạng sếp thoải mái: cuối tháng tổng kết doanh số vượt chỉ tiêu, công ty kí được hợp đồng giá trị lớn…

Luôn hoàn thành công việc vượt kì vọng của sếp là cách hiệu quả nhất để ý kiến của bạn được sếp lắng nghe và đồng tình.

Sếp thiên vị, thiếu trách nhiệm

So với sếp độc đoán, gia trưởng thì sếp thiên vị sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn trong công việc. Một người sếp thiên vị cũng sẽ có biểu hiện của việc thiếu trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó, sếp luôn để quan hệ cá nhân xen vào công việc, nâng đỡ người mình yêu quý.

Chắc hẳn bạn sẽ rất khó chịu với một người sếp như vậy.

Để xây dựng đươc mối quan hệ với vị sếp này mà vẫn đảm bảo quyền lợi trong công việc, hãy thực hiện:

  • Phối hợp với các nhân viên khác gây áp lực với sếp để nhắc nhở trách nhiệm trong công việc: việc này bọn em không thực hiện được, mong có sự chỉ đạo từ sếp; sếp giúp bọn em làm công việc này vì trong công ty chỉ mình sếp có chuyên môn này…
  • Ghi chép lại công việc để yêu cầu sự công bằng khi nhận thấy sếp có dấu hiệu thiên vị.

Sếp thích theo đuổi nhân viên nữ xinh đẹp

Đây là vấn đề đòi hỏi nếu bạn là nữ phải nghiêm túc để giải quyết nếu không muốn mối quan hệ với sếp trở thành đề tài được mọi người trong công ty bàn tán.

Đó chính là sếp có tính trăng hoa, không đứng đắn trong quan hệ với nhân viên nữ. Nhiều trường hợp sếp lợi dụng chức quyền đề ép nhân viên nữ chiều ý mình.

Để xây dựng mối quan hệ với những vị sếp này tốt đẹp, đồng thời ngăn chặn những chuyện xấu xảy ra, bạn cần phải:

  • Chứng tỏ bản thân mình là người đúng đắn bằng cách luôn có tác phong đĩnh đạc ở nơi làm việc.
  • Chỉ gặp sếp khi cần thiết trao đổi công việc. Đặc biệt không hẹn gặp riêng ở những nơi nhạy cảm như quán karaoke, nhà hàng khách sạn,…
  • Trong khi nói chuyện với sếp, nếu thấy sếp có biểu hiện tán tính thì cũng đừng sợ hãi, đừng tức giận mà hãy bình tĩnh lái sang chuyện công việc một cách dứt khoát.

3. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với cấp dưới

Cấp dưới là nhân viên lớn tuổi

Quản lý một cấp dưới lớn tuổi thường rất khó khăn vì đôi khi những quy tắc giữa cấp trên – cấp dưới chỉ hợp lý nhưng không hợp tình. Những nhân viên lớn tuổi thường có cái Tôi rất cao và rất khó chấp nhận, nghe lời một người nhỏ tuổi hơn mình. Nếu không cư xử đúng mực sẽ biến bạn thành người không biết tôn trọng người lớn tuổi.

Là sếp của nhân viên lớn tuổi, 2 nguyên tắc vàng khi xây dựng mối quan hệ bạn cần khắc cốt ghi tâm:

  • Bạn phải biết cách thể hiện sự tôn trọng đối với họ khi làm việc, là những người cộng sự với nhau chứ không phải kiểu ra lệnh giữa cấp trên và cấp dưới.
  • Đồng thời trong công việc chuyên môn bạn cũng phải chứng tỏ được năng lực thực sự của bản thân, để họ nhìn vào năng lực chứ không phải tuổi tác của bạn. Cách để nhận được sự tin cậy, tín nhiệm và tôn trọng của nhân viên lớn tuổi hơn mình chính là tài năng của bạn.

Cấp dưới khó bảo

Cấp dưới khó  bảo là những người thường tự làm theo ý mình, không nghe lời sếp. Trong công ty, đây là những nhân viên có tài năng nhưng không chịu theo quy củ, khuôn phép nhất định.

Không thể phủ nhận những cống hiến do họ đem lại cho công ty, nhưng trong thái độ cư xử bạn khó có thể chấp nhận họ, bạn hãy tìm cách cải thiện mối quan hệ với họ thông qua những việc sau:

  • Hãy là một người sếp thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Hãy trả lời bằng được các câu hỏi tại sao: tại sao họ lại khó bảo, tại sao họ lại hay cãi mình, nguyên nhân là gì… Khi bạn tìm ra câu trả lời, thì việc họ không nghe lời mình có khi chỉ đơn giản vì họ ghét cái thái độ ra lệnh của sếp khi giao công việc.
  • Hãy chấp nhận cá tính của nhân viên và nhìn vào ưu điểm thay vì nhược điểm nơi họ, tôn trọng ý kiến của họ và mềm mỏng phân tích cho họ hiểu khi họ không đồng tình về một việc gì đó.

Lời khuyên từ Đào tạo và tuyển sinh đó là hãy sử dụng kết hợp kỹ năng xây dựng mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp với người lạ khi bạn bắt đầu một công viêc tại một môi trường mới. Và chắc chắn một điều, chỉ khi thực sự có được các mối quan hệ tốt nơi công sở, bạn mới hiểu giá trị mà các mối quan hệ đó mang đến cho bạn to lớn đến nhường nào.